GIỚI THIỆU

Ai ơi bánh tẻ làng Chờ
Giòn, dai, thơm, dẻo, nức tình làng quê
Bánh tẻ Chờ là sản phẩm truyền thống của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ Tổng Chờ ngày xưa, bắt nguồn từ việc người dân sản xuất chủ yếu để tiêu dùng trong nhà, đặc biệt vào các dịp lễ tết; từ xưa đến nay, bánh tẻ là sản phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ của mỗi gia đình tại địa phương; trải qua một thời gian dài thì bánh tẻ làng Chờ đã được sản xuất hàng ngày và trở thành một hàng hóa đặc sản của người dân nơi đây.

Giống như bánh tẻ ở nhiều miền quê khác, đặc sản dân dã của làng Chờ được làm từ các nguyên liệu chính như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, hạt nêm, nước mắm, tiêu,…. Nhưng với đôi tay khéo léo, tỉ mỉ cùng bí quyết lưu truyền từ nhiều đời, người dân làng Chờ đã tạo ra món bánh tẻ với hương vị đặc biệt hấp dẫn. Bánh mát, dẻo, ăn không ngán với vị ngậy của thịt, giòn dai của mộc nhĩ, thơm thơm của mắm, tiêu và vị bùi, thơm hương gạo của lớp vỏ bánh, tất cả hòa quyện làm nên thức quà quê dễ nhớ khó quên này. Hơn hết, vị ngon của bánh tẻ làng Chờ, đặc biệt ở vỏ bánh vừa mềm dẻo vừa dai giòn hoàn
toàn được làm bằng nguyên liệu tự nhiên và bí quyết gia truyền của người làm bánh, đảm bảo an toàn thực phẩm; không sử dụng phụ phẩm, bánh chín chỉ để được 1-2 ngày, bánh sống nếu được bảo quản trong ngăn đá sẽ để được từ 5-7 ngày.

Hiện nay, sản phẩm bánh tẻ làng Chờ được tiêu thụ tại Bắc Ninh và nhiều thị trường lân cận khác như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang,…. đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ chính thức bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Bánh tẻ làng Chờ – Yên Phong – Bắc Ninh. Đây là lời khẳng định uy tín về danh tiếng và chất lượng của thương hiệu bánh tẻ nơi đây…..

I. GIỚI THIỆU NHIỆM VỤ KH&CN

Nội dung “Xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm Bánh tẻ Làng Chờ” thuộc nhiệm vụ KHCN “Xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho 01 sản phẩm nông nghiệp và 02 sản phẩm làng nghề của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” thuộc Đề án “Xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và làng nghề của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 – 2020”, được ban hành kèm theo Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Nội dung chính của nhiệm vụ là xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm Bánh tẻ Làng Chờ của xã Yên Phụ, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

Cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ: Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D

Địa chỉ: 69A/97 Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024.66808086

Website: http://consultgroup.vn hoặc http://sdinvest.vn/

Chủ sở hữu NHCN: Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Yên Phong

II. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN YÊN PHONG

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng.

– Vị trí địa lý: Phía Bắc lấy Sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (Tỉnh Bắc Giang); Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh); Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh); Phía Tây lấy Sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội).

– Tổng diện tích tự nhiên hiện nay của Huyện là khoảng 9.693,1 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 5.678,3 ha, đất chuyên dùng 1.997,3 ha và đất ở là 973.8 ha.

– Huyện Yên Phong có 14 đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Chờ, Xã Tam Giang, Xã Hòa Tiến, Xã Yên Phụ, Xã Trung Nghĩa, Xã Đông Thọ, Xã Văn Môn, Xã Đông Tiến, Xã Yên Trung, Xã Dũng Liệt, Xã Tam Đa, Xã Đông Phong, Xã Long Châu, Xã Thụy Hòa.

Bên cạnh là một vùng đất giàu truyền thống, Yên Phong là nơi được biết đến có rất nhiều sản phẩm ẩm thực, thủ công mỹ nghệ và nông nghiệp nổi tiếng như: Bánh tẻ Chờ, Bánh cúc Chờ, Bánh đa nem Yên Phụ, Bánh đa vừng Tam Giang, Rượu Đại Lâm, Nghệ vàng, Nếp cái hoa vàng Yên Phụ, Vỏ gỗ cây đồng hồ Ô cách, Bàn ghế Âu Á tay hộp Trung Nghĩa, Tơ tằm Vọng Nguyệt,…

Mặc dù có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng từ lâu được nhiều người biết đến, nhưng đến nay huyện Yên Phong chưa có sản phẩm nào được đăng ký Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm gắn với địa danh, phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông trên thị trường.

III. PHÒNG KINH TẾ – HẠ TẦNG (CHỦ SỞ HỮU NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN)

Vị trí, chức năng:

Phòng Công thương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý  nhà nước về: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; thương mại, xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở, hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên; cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

Phòng Công thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đọa, hướng dẫn, kiểm trâ, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các sở: Sở Công thương trong lĩnh vực công thương, Sở Xây dựng trong lĩnh vực xây dựng, Sở Giao thông vận tải trong lĩnh vực giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Trình UBND huyện dự thảo quyết định, chỉ thị; các quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; các chương trình, dự án đầu tư; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

2. Trình Chủ tịch UBND huyện dự thảo các văn bản về các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND huyện.

3. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

4. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của phòng; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND huyện.

5. Về lĩnh vực công thương:

5.1 Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng sản xuất – kinh doanh.

5.2 Tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất – kinh doanh thuộc lĩnh vực công thương trên địa bàn.

6. Về lĩnh vực xây dựng:

6.1 Giúp và chịu trách nhiệm trước UBND huyện trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh.

6.2 Giúp UBND huyện thực hiện việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng công trình và kiểm tra việc xây dựng công trình theo giấy phép được cấp trên địa bàn huyện theo dự phân công, phân cấp của UBND tỉnh.

6.3 Tổ chức thực hiện việc giao nộp và lưu trữ hồ sơ, tài liệu khảo sát, xây dựng, thiết kế xây dựng, hồ sơ, tài liệu hoàn công công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện theo quy định của pháp luật.

6.4 Tổ chức lập, thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt, hoặc tổ chức lập để UBND huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt các đề án quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.

6.5 Tổ chức lập, thẩm định Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp II để UBND huyện phê duyệt theo phân cấp hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt.

6.6 Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị và quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức công bố, công khai các quy chế quản lý kiến trúc đô thị, quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng trên địa bàn huyện theo phân cấp.

6.7 Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, duy tu, bảo trì, quản lý, khai thác, sử dụng vác công trình hạ tầng kỹ thuật trênđịa bàn huyện theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND tỉnh, UBND huyện.

6.8 Giúp UBND huyện trong việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nhà ở và công sỏ; quản lý quỹ nhà ở và quyền quản lý, sử dụng công sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê, đánh giá định kỳ về nhà ở và công sở trên địa bàn huyện.

6.9 Giúp UBND huyện tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh; tổng hợp tình hình đăng ký, chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn huyện.

7. Về lĩnh vực giao thông vận tải:

7.1 Trình UBND huyện:

– Dự thảo các đề án, chương trình phát triển giao thông vận tải, chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn huyện;

– Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh;

– Dự thảo quyết định của UBND huyện về phân loại đường xã theo quy định của pháp luật.

7.2 Tổ chức quản lý, bảo trì, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa địa phương đang khai thác do huyện chịu trách nhiệm quản lý.

7.3 Quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7.4 Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chận và xử lý các hành vi xâm phạm công trình giao thông, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải và chỉ đạo của UBND huyện.

7.5 Làm nhiệm vụ thường trực Ban An toàn giao thông huyện; phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không xảy ra trên địa bàn huyện.

8. Về lĩnh vực khoa học công nghệ:

8.1 Trình Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ, hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ làm thường trực Hội đồng khoa học và công nghệ của UBND huyện.

8.2 Phát triển phong trào lao động sáng tạo, phổ biến, ựa chọn các tiến bộ khoa học và công nghệ, các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để áp dụng tại địa phương; tổ chức thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn.

8.3 Quản lý hoạt động tiêu chuẩn đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.

9. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.

10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã, thị trấn về các lĩnh vực hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do phòng quản lý.

11. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của UBND huyện.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.